TRẺ BỊ DỊ ỨNG SỮA NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? XỬ LÝ THẾ NÀO?

Tình trạng trẻ bị dị ứng sữa ở nước ta ngày càng gi tăng và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ lại bị dị ứng sữa và phải xử lý thế nào trong trường hợp này?

Sữa là một thực phẩm không thể thiếu đối với mỗi trẻ em, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể và trí não của trẻ. Tuy nhiên, không phải một em bé nào cũng có thể dung nạp trọn vẹn những nguồn sữa dinh dưỡng ấy. Hằng năm ở nước ta vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng từ sữa mẹ đến sữa bò hay sữa đạm công thức,… Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng trước tình trạng này và mong muốn tìm được biện pháp xử lý.

Hãy cùng nghe những tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 để biết rõ hơn về tình trạng dị ứng sữa ở trẻ ra sao

Vì sao trẻ bị dị ứng sữa?
Chúng ta đã biết, khi hệ miễn dịch phản ứng với một vật thể lạ mà cơ thể dung nạp sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Vậy dị ứng sữa ở trẻ chính là do hệ miễn dịch của trẻ kháng cự lại hàm lượng protein cao có trong sữa.

Tuy nhiên, để đưa ra nguyên nhân vì sao trẻ bị dị ứng sữa đến nay chưa có câu trả lời chính xác được, bởi có trẻ bị dị ứng, trong khi các em bé khác thì hoàn toàn không sao. Người ta chỉ có thể lý giải bằng một số nguyên nhân sau:

- Cơ địa mỗi em bé khác nhau nên việc tiếp nhận thực phẩm sẽ xảy ra khác nhau.
Ở một số trẻ, hệ miễn dịch phản kháng với thành phần protein trong sữa. Sữa bò và sữa đậu nành là 2 loại thường gây ra dị ứng ở trẻ.
Trẻ bị dị ứng do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ có tiền sử bị dị ứng, cơ địa mẫn cảm thì con cái cũng dễ bị ứng như vậy.

*** Các triệu chứng dị ứng sữa ở trẻ em cần nhận biết sớm

Có thể nhận biết trẻ bị dị ứng thông qua biểu hiện bên ngoài và các xét nghiệm.
Nhận biết trẻ bị dị ứng sữa thông qua biểu hiện bên ngoài:

>> Tiêu chảy: Một khi trẻ bị dị ứng sữa sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa và bài tiết. Ở một em bé bình thường, việc tiêu chảy là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài liên tục, kéo dài 3-5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại. Việc đi ngoài kèm theo máu trong phân thì trẻ đã bị dị ứng sữa.
>> Nôn: Thông thường trẻ hay nôn ói khi ngay khi được cho ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn ói ngoài giờ ăn hay khi không được cho bú thì các mẹ nên cẩn thận. Đây là tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày do dị ứng sữa gây ra
>> Nổi mẩn đỏ: Khi bị dị ứng sữa, trẻ thường có dấu hiệu bị nổi ban hay mẩn đỏ. Các vết mẩn đỏ sẽ nổi nhiều theo mức độ dị ứng xảy ra
Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Trẻ hay cáu gắt, quấy khóc nhiều, liên tục là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có vấn đề về sức khỏe. Dị ứng sữa thường gây đau bụng, khó chịu nên trẻ thường xuyên quấy khóc
>> Xì hơi:Hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề sẽ khiến trẻ xì hơi nhiều hơn bình thường. Đây có thể là biểu hiện do dị ứng sữa gây ra.
>> Hô hấp gặp vấn đề: Khi trẻ bị dị ứng sữa, hệ thống hô hấp sẽ gặp một số vấn đề như khó thở, thở khò khè, chảy dịch mũi, cổ họng có đờm.

 Nhận biết trẻ bị dị ứng thông qua xét nghiệm:

❗️ Xét nghiệm phân: Việc xét nghiệm phân sẽ biết chính xác có phải trẻ bị dị ứng sữa hay không? Nếu trong phân của trẻ có máu, kèm với một số xét nghiệm chứng thực là do protein sữa gây ra thì chính xác trẻ bị dị ứng sữa.
❗️ Xét nghiệm thử dị ứng trên da: các bác sĩ sẽ tiêm một hàm lượng nhỏ protein sữa trên da. Nếu tại vùng tiêm thấy xuất hiện vết mề đay, sưng phù và cứng thì có thể nhận định trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, việc làm này chưa thật sự khả quan lắm, vì thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy không phải bất cứ trẻ em nào bị dị ứng sữa cũng biểu hiện thông qua triệu chứng như xét nghiệm này chỉ ra.

Cách xử lý kịp thời khi trẻ bị dị ứng sữa
Hệ miễn dịch, sức đề kháng ở trẻ rất yếu, một bệnh lý nào xảy ra cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dị ứng sữa nếu để lâu dài sẽ để lại cho trẻ rất nhiều di chứng và hệ lụy nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi biết trẻ có các dấu hiệu bị dị ứng sữa, các bậc phụ huynh cần xử lý như sau:
1. Thay đổi thực phẩm cho trẻ
Thay đổi sữa là việc làm tất yếu lúc này để tránh tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn.

❗️ Nếu trẻ bị dị ứng do sữa mẹ thì bạn phải thay đổi khẩu phần ăn của mình. Các bà mẹ cần loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng, giàu protein. Bên cạnh đó, thực phẩm của mẹ phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, bởi sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu thực phẩm có vấn đề.
❗️ Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò thì bạn cần ngưng cho trẻ sử dụng. Thay vào đó, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa đậu nành. Nếu trẻ tiếp tục bị dị ứng thì bạn cần chuyển sang cho trẻ dùng những thực phẩm có hàm lượng cực ít protein. Các thực phẩm này phải được kiểm chứng có gây dị ứng hay không? có tác dụng phụ gì hay không?
2. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc cũng có thể giúp ích để xử lý kịp thời tình trạng trẻ bị dị ứng. Các thuốc có thể sử dụng cho trẻ là :

❗️ Cromolyn: sử dụng cấp trong trường hợp trẻ bị hen, viêm mũi dị ứng, phòng co thắt phế quản khi cảm lạnh.
❗️ Epinephrine: dùng trong trường hợp bị phản ứng cấp tính
Trong trường hợp dùng thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của các bác sĩ, tuân thủ liều lượng, cách dùng. Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ, làm tình trạng của trẻ nặng hơn.

3. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nếu bạn nhận thấy tình trạng của trẻ có dấu hiệu nặng hơn và áp dụng các biện pháp mà không khỏi thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ có biện pháp chữa dị ứng sữa cho trẻ tốt nhất. Hãy báo cho bác sĩ biết những vấn đề:

 Tình trạng của trẻ xảy ra khi nào?
 Những thực phẩm mà trẻ đã ăn hay tiếp xúc gần đây
 Trẻ có những dấu hiệu, triệu chứng gì?
 Tình trạng của trẻ đã diễn ra trong bao lâu?
 Bạn đã dùng biện pháp hay sử dụng thuốc gì cho trẻ?
 Bạn có tiền sử bị dị ứng (nếu có)
Với những thông tin trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã biết cách bảo vệ con mình khỏi hiện tượng dị ứng sữa ở trẻ em. Hãy bảo vệ sức khỏe của trẻ từ hôm nay để xây dựng một bước đệm vững chắc cho sự phát triển hoàn thiện trong tương lai. Chúc các bé ngoan và khỏe!

12:37:41   19/03/2019